Vị trí trường địa khí trong công trình xây dựng – Cổng và cửa theo phong thủy
Cổng cửa và bếp là ba yếu tố quan trọng của dương cơ tam yếu trải qua suốt chiều dài lịch sử ba yếu tố này là những điều kiện cần thiết để cấu thành nên một công trình kiến trúc và ảnh hưởng đến thịnh xuy của các thành viên sinh sống trong công trình đó. Cổng là nơi xuất nạp khí trong nhà với môi trường bên ngoài. Sự nạp khí và xuất Sát của ngôi nhà đều dựa vào cổng giống như miệng trên cơ thể con người vậy. Trong biện luận tam thập thiên có nói dương trạch coi trọng nhất cổng gọi cổng là khí khẩu, nạp khí vượng thì cát, nạp khí xuy thì hung. Nhà ở thời cổ đại chỉ có một cửa bởi vậy rất dễ nhận biết khí khẩu còn nhà thờ hiện đại thì có rất nhiều cửa, cửa chính, cửa phụ, cửa ngách, cửa sau…
Một số khái niệm về cổng và cách bài trí phong thủy:
Đại môn: là cổng chính là vị trí của tường bao có một lối ra được mở ở bức tường vây kín, bức ra phía đường cái.
Nghi môn: là cổng phụ. Trong nhà chỉ có một đại môn mà có thể có nhiều nghi môn. Khi bước qua cổng cửa chính thì được gọi là chính môn. Tuy nhiên cách sắp đặt vị trí của cổng và cửa cũng phải tuân thủ những nguyên tắc. Người ta vẫn thường nói nhìn cửa ra chủ, nhìn chủ ra bếp cũng là vì thế.
Nguyên tắc để bố trí sắp đặt một cái cổng chính hay cổng phụ cho một ngôi nhà, một công trình rộng lớn.
Từ trước đến nay chúng ta có quan niệm sai lầm trong vấn đề kết cấu của phong thủy viên gạch. Ở bất kỳ một thế hệ nào thì phong thủy của ngôi nhà cũng phải tốt vì có thể xây cho nhiều thế hệ, cha con, cháu chắt vẫn ở. Vì vậy Dương cơ đã khẳng định ngôi nhà được coi như một sinh mệnh của một con người và được gọi là mệnh trần. Đầu tiên chúng ta phải khẳng định được miếng đất hay tự thân ngôi nhà là phải tốt đã. Sau đó mới đến ai ở, phải điều chỉnh sao cho hợp lý với người đang ở tại đó. Để điều chỉnh tốt, chính hướng cửa cổng sẽ quyết định trong giai đoạn người chủ sở hữu đương thời đang ở tại đây.
Dương cơ tam yếu là một lý luận rất quan trọng để nhằm giải quyết cho những người họ đang sinh sống trong thời kỳ hiện tại của ngôi nhà. Yếu tố này có liên quan đến thời chữ viết của người hoa chưa cụ thể. Họ cho rằng vạn vật bắt đầu từ chấn. Chấn được xác định là phương đông. Hoặc là trong trục đông tây thì đó là vị trí của cực đông phát triển dần về phía tây và chữ chấn về mặt bản chất là cực Dương. Với lý lẽ này đã xác lập nên một cái triết học là trọng dương. Gia đình không đẻ được con trai thì họ chưa thỏa mãn và con trai bao giờ cũng được ưu ái hơn là con gái. Cũng là trên nguyên tắc triết học truyền thống từ chữ viết tức là từ trên xuống dưới từ trái sang phải từ trong ra ngoài. Điều này có liên quan đến cấu trúc của xây dựng do bảo quản về vật liệu xây dựng. Khi chúng ta có một mảnh đất thông thường làm một bức tường bao quanh để bảo quản các nguyên vật liệu và chỉ đến khi có đủ điều kiện rồi chúng ta mới xây một công trình. Điều này trái với quy định của Dương cơ tam yếu. Tức là chúng ta phải xây nhà xong mới xây cổng để tránh việc khó khăn trong đi lại vận chuyển hay trong quá trình xây dựng sẽ làm hỏng cổng.
Gia chủ thuộc tây tứ mệnh thì mở cổng tương ứng với 4 hướng tây, tây bắc, tây nam và đông bắc. Gia chủ đông tứ mệnh thì mở cửa thuộc các hướng bắc, đông nam, đông và nam. Việc chọn hình dáng và màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần phải xem xét sao cho hợp với trạch mệnh. Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc thổ nên có hình dáng vuông vức kết hợp với tường rào xây gạch đá theo gam màu vàng nâu là hợp. Cổng cho gia chủ mệnh thuộc kim nên có hình dáng cong tròn màu xám ghi, trắng bạc và vật liệu nên thiên về kim loại. Còn cổng cho gia chủ mệnh thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng sắt hoặc gỗ mà dùng họa tiết hoa lá sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh mộc. Trong khi cổng có nhiều nét nhọn vắt chéo và sơn màu đỏ nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh hỏa sẽ khá phù hợp.
Ý ngĩa truyền thống của người việt là cây tre được biểu tượng cho sự che chắn nhưng do thiếu hiểu biết vô tình người ta cấy lũy tre bên tay phải của cổng là vị trí của bạch hổ. Việc này có một tác hại lớn cho toàn bộ những người sinh sống trong công trình xây dựng này. Thứ hai là trong quá trình phát triển không gian xây dựng do vô tình hay cố ý có thể chúng ta để cả một bức tường rất lớn. Vị trí cao tường là góc nhọn của một công trình xây dựng khác đang đâm trực chiếu vào cửa chính. Đây được gọi là xuyên đao sát khí như là một mũi dao đang đâm thẳng vào trong cổng. Nếu cứ để như thế này thì không chỉ mình chủ nhà hiện tại này mà các thế hệ kế tiếp đều sẽ dẫn đến những tổn thất. Một chiếc cổng đựa xem xét theo la bàn là thuộc hướng đông tức cung chấn thuộc hành mộc khu vực được xây thì thuộc hành thổ. Để tránh tình trạng mộc thổ khắc nhau không tốt ta có thể tạo ra thủy bằng các tạo ra các đường cong trên cổng để dưỡng mộc. Ngoài ra cửa có thể sơn màu đen tượng trưng cho thủy, màu xanh lá tượng trưng cho mộc.
Trong kinh dịch cung chấn là biểu tượng của người con trai trưởng của một gia đình nếu như bị xung đột vị trí tại cửa chính thì sự bất thành của con trai trưởng sẽ xảy ra liên tục nhiều thế hệ cho tới khi nào còn xung khắc tồn tại ở cổng này và ở hình dáng này. Khi đã biết được những điều không tốt không nên phá vì có nhiều di tích có giá trị truyền thống nhưng tìm ra điều kiện để giải hóa được sự xung đột nguyên khí và bảo vệ được chiếc cổng. Ví dụ như có thể thay đổi màu sơn hoặc nếu không muốn thay đổi gì thì bắt buộc phải có một loại ánh sáng rất mạnh liên tục vào những ngày trung chuyển giữa tiết và khí tức là vào ngày mồng 1 và ngày 15, Cổng chính cần được thắp sáng mạnh.
Vai trò của chính môn : Cửa chính được xác định là cách cải tạo hậu thế. Các hướng khí của ngôi nhà đều là hướng khí của tiên thiên có một bất biến không thay đổi là chừng nào dòng tộc của chúng ta còn tiếp tục tồn tại và sinh sống ở đây. Tuy nhiên có thể thay đổi được vị trí của cửa chính nếu vị trí chính đông theo cung chấn của gia chủ thì chỗ này tốt nhưng đến thế hệ thứ hai chính đông này không còn thuận tiện đối với ngôi nhà trước đó nữa mà sang tới vị trí của đông nam, cung tốn. Thì người thuộc cung tốn có thể xác lập tại vị trí của bàn thờ sang cung tốn. Từ đây tầm quan trọng của vấn đề cải tạo chính là ở điểm này. Vị trí đang đặt bàn thờ sẽ có cửa chính đối lập với nó. Nếu nhà có 3 cửa đặt bàn thờ lệch sang tay trái thì đó là cửa chính nếu đặt ở giữa thì cửa ở giữa mới là cửa chính tương tự với cửa phải.
Đối với cửa nhà trong phong thủy kỵ 1 số điều sau :
Trước cửa có cột trụ kép giữa hai cửa ba cửa tạo thành chữ phần mở cửa ở hai bên, nhà to cửa nhỏ, nhà nhỏ cửa to. Nếu trước cửa có nhà đối diện với cửa hay có đường đi, dòng nước, rãnh nước, tường, ao, đê chĩa thẳng vào cửa hay có cây to, đá to, chùa, miếu, bia, mộ. Bất luận là xuất hiện ở cửa trước hay sau ngôi nhà đều kiêng kỵ. Bản thân cửa phải có hình dáng ngay ngắn, kích thước cỡ và độ cao thấp phải tương xứng với nhà ở, không gian trước cửa phải bằng phẳng, rộng rãi nhà như vậy mới có thể hưng vượng. Cửa chính nên mở ở phương sinh vượng phi tinh hướng bàn huyền không tránh mở ở phương thoái xuy, tử, sát. Trong trường hợp hướng không đương mệnh hoặc vượng vận đã qua, dương trạch hiện đang trong thời kỳ xuy vận thì phương pháp sửa đổi là không đi cửa chính đàng trước mà mở cửa bên cạnh hoặc mở cửa sau tại nơi sinh khí vượng khí
Phong vân