Nhũ danh của trẻ
Nhũ danh là tên gọi thân mật hoặc yêu quý mà người thân hoặc bạn bè gọi trẻ từ lúc chúng còn nhỏ đến trước khi trưởng thành. Khi đã trưởng thành, đa số những nhũ danh này được “gác lại” không được dùng nữa, đôi lúc chỉ dùng giữa những người thân. Nhiều khi chúng ta hay gọi quen là tên ở nhà.
Phong tục đặt nhũ danh, tùy theo từng nơi, nói chung có các loại sau:
Dựa theo đặc điểm trẻ để gọi yêu, chẳng hạn đứa cháu tôi hay ngủ say nên bà ngoại đặt là Tít. Thấy bé bụ bẫm thì gọi là Bi,…
Dùng động vật để gọi tên. Những con vật thường gặp trong cuộc sống như gà, mèo, cún, thậm chí cả đà điểu,.. Cộng với tính cách của trẻ mà thành tên. Tại sao những tên tục này lại lấy làm nhũ danh? Xét cho cùng là do các nguyên nhân sau: Một là người dân lao động là giai cấp dưới cùng của xã hội xưa, nghèo khổ thiếu thốn, gánh chịu những áp bức, thiên tai làm những bất hạnh luôn rơi lên đầu họ nên người hèn chỉ đặt tên tục, mong rằng con cái mình có sức sống như trâu, ngựa, chó, mèo,…. Có thể sống trong những điều kiện khó khăn nhất, dù có khổ nhưng cuộc sống cũng bình yên; Hai là tư tưởng mê tín cho rằng thần thánh hay ma quỷ gây nên bệnh tật, thiên tai, chết chóc, … Mà ma quỷ thích tên đẹp, ghét tên xấu, do vậy mà đặt tên tục để ma quỷ né tránh, không đến gây nhiễu, để trẻ có thể gặp may.
Một số người có thể sử dụng tên nước ngoài như Tony, Tom,… Do muốn con mình sau này chăm chỉ chịu khó tôi đặt tên con gái là Bee (con ong), nhưng sau nhiều người thân quen gọi là “Bee ong” để phân biệt với Bi (hòn bi ve)